Vải polyester là gì? Công dụng và đặc tính của vải polyester

0
GIỎ HÀNG
TIN TỨC

Vải polyester là gì? Công dụng và đặc tính của vải polyester

0 bình luận
Các nội dung chính[Hiện]

Vải polyester là một loại vải phổ biến trên thị trường và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng bạn đã hiểu chính xác về loại vải polyester là gì, vải polyester có tốt không và tại sao nó lại vượt trội so với các loại vải khác như lanh và cotton? Qua bài viết này Maison Online sẽ giải đáp chi tiết về vải polyester cũng như những ứng dụng của nó để bạn có cái nhìn tổng quan về chất liệu vải này.

Xem ngay:

Vải Oxford là gì? Tại sao vải Oxford lại được sử dụng rộng rãi trên thị trường?

Vải nỉ là gì? Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải nỉ

Vải lanh là gì? Công dụng và đặc tính của vải lanh trong may mặc

Vải polyester là gì?

Vải polyester là một loại vải tổng hợp với thành phần từ dầu mỏ, than đá, không khí, còn gọi là ethylene. Được hình thành từ quá trình hóa học trùng hợp, polyester là một loại nhựa và có bốn dạng sợi cơ bản, bao gồm sợi xơ, sợi fiberfill, sợi thô, sợi filament.

Ứng dụng của vải polyester rất đa dạng, xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày từ sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo thể thao cho đến các loại đồ lót.

Điểm mạnh của polyester là khả năng giữ dáng lâu dài, cũng như khả năng chống bám bẩn và dễ dàng vệ sinh. Quần áo làm từ 100% polyester có thể tích tụ điện, tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, polyester thường được kết hợp với các loại sợi ổn định như cotton nhằm tạo ra sản phẩm được gọi là polycotton. Sản phẩm polycotton có đặc điểm là bền bỉ và kháng khuẩn tốt nên rất phổ biến trong sản xuất quần áo.

Sample

Nguồn gốc của vải polyester

Polyester xuất hiện trong phòng thí nghiệm vào thập kỷ 1930. Từ những năm 1939-1941, các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu chất liệu này, dẫn đến sự ra đời của polyester. Vào năm 1946, DuPont - người đã phát hiện ra polyester đã bắt đầu cấp bằng sáng chế để sản xuất loại vải đặc biệt này trên thị trường.

Hiện nay, polyester có hai dạng chính là Polyethylene Terephthalate (PET), 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT) và poly-1. Trong 2 dạng này, PET thường phổ biến hơn nhờ tính ứng dụng bền bỉ, đa dạng. PET có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhiều loại khác để tận dụng khả năng chống bụi bẩn và chống nhăn một cách hiệu quả.

Vào những năm 70, thời kỳ Disco đang trở thành hiện tượng âm nhạc toàn cầu, polyester cũng đứng ở đỉnh điểm của sự phát triển. Tại thời điểm này, các nhóm nhạc nổi tiếng như Modern Talking và Gloria Gaynor đã thường xuyên mặc những bộ suit lấp lánh và bóng bẩy được làm từ vải polyester trong các video âm nhạc của họ.

Sample

Ưu và nhược điểm của vải polyester

Có thể thấy vải polyester đã và đang được đông đảo người dùng ưa chuộng bởi nhiều tính năng của nó. Tuy nhiên, loại vải này cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của vải polyester là gì ngay dưới đây.

Ưu điểm

  • Độ bền tốt: Vải polyester có khả năng giãn tốt và chống co rút tốt nhờ vào cấu trúc các sợi polyester cuộn lại với nhau giúp cho vải vô cùng chắc chắn và khó bị rách. Trong khi một số loại vải khác có thể nhão và chùng xuống sau một thời gian sử dụng thì vải polyester vẫn luôn giữ được hình dáng ban đầu.
  • Dễ nhuộm màu: Polyester được sử dụng trong ngành thời trang và may mặc, nên khả năng nhuộm màu là yếu tố rất quan trọng. Vải polyester cho phép nhà sản xuất nhuộm màu dễ dàng với nhiều loại màu sắc khác nhau, tạo ra các sản phẩm thời trang đa dạng.
  • Khả năng chống nước tốt: Với tính khả năng chống nước tốt, dễ dàng gia công, không phai màu theo thời gian, polyester là lựa chọn phù hợp cho các sản phẩm cần chống nước chẳng hạn như áo khoác, lều bạt hay túi ngủ.
  • Khả năng chống nấm mốc, vi khuẩn: Bề mặt trơn tru và khó bám bẩn, khiến cho quần áo từ polyester dễ chịu với làn da và dễ bảo quản.

Sample

Nhược điểm

  • Gây ô nhiễm môi trường: Do có nguồn gốc từ loại vải tổng hợp hóa học, khả năng phân hủy polyester rất thấp. Ngoài ra, quá trình sản xuất vải polyester thải ra nhiều khí và chất độc hại gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường.
  • Mang lại cảm giác oi bức khó chịu: Vì độ dày của polyester khá cao cùng khả năng thấm hút kém, vải polyester có thể tạo cảm giác nóng và không thoải mái khi mặc trong thời tiết mùa hè. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, người ta thường kết hợp với các loại vải khác như cotton, modal để làm sản phẩm trở nên thoải mái hơn khi sử dụng vải polyester.

Cách phân biệt vải polyester

Hiện nay có rất nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa vải polyester với vải lanh hay cotton. Tuy nhiên, cách nhận biết vải polyester không hề khó như bạn nghĩ, để có thể biết được cách phân biệt vải polyester là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

Đầu tiên, hãy nhìn và sờ vào vải nếu cảm thấy vải trơn và sau khi vo lại vải trở lại hình dáng ban đầu thì chắc chắn đó là mảnh vải polyester.

Bên cạnh đó, polyester là một chất liệu chống nước rất tốt. Vì vậy, khi đổ nước lên vải, nếu thấy nước không bị thấm mà xuất hiện từng giọt li ti hoặc giọt nước lớn trên bề mặt vải, có thể đó là vải polyester. Đây là một cách phân biệt giữa polyester và cotton, vì cotton có khả năng thấm nước tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt được bằng cách đốt vải, nếu bạn đốt một mẫu vải nhỏ và thấy mùi khét giống mùi nhựa thì đây chính là vải polyester.

Sample

Đặc tính của vải polyester

Vải polyester là sản phẩm chế tạo từ sợi tổng hợp polyester. Đây là một số đặc tính chính của vải polyester:

  • Khả năng chống nhăn tốt: Polyester ít nhăn hơn so với nhiều loại vải khác, giúp duy trì hình dáng đẹp mắt của sản phẩm.
  • Không co giãn: Sợi polyester có đặc điểm là rất ít co giãn do các sợi polyester được cuộn chặt vào nhau, tạo nên một cấu trúc bền bỉ.
  • Khả năng chống tia UV: Một số loại polyester có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại, bảo vệ người mặc khỏi tác động có hại của nắng mặt trời.
  • Kháng nước: Vải polyester có khả năng kháng nước bảo vệ người mặc khỏi mưa nhẹ và các tác động của thời tiết ẩm ướt.
  • Khả năng chống nhạt màu: Vải polyester thường giữ màu sắc tốt sau nhiều lần giặt.
  • Khả năng kháng nhiệt: Polyester chịu nhiệt tốt, không dễ cháy hoặc co lại dưới nhiệt độ cao.

Sample

Công dụng của vải polyester trong may mặc

Có thể thấy, vải polyester có những đặc tính và ưu điểm vượt trội giúp cho nó trở thành một trong những chất liệu hàng đầu đối với ngành thời trang và may mặc. Vậy những ứng dụng của vải polyester là gì trong ngành thời trang? Hãy cùng Maison Online tìm hiểu ngay dưới đây:

Áo sơ mi

Một trong những ứng dụng phổ biến của vải polyester đối với ngành thời trang chính là áo sơ mi. Những chiếc sơ mi vải polyester có đặc điểm là giữ dáng rất tốt, không bị nhăn, giúp bạn trông gọn gàng và chuyên nghiệp suốt cả ngày mà không cần phải ủi lại nhiều. Do đó, những chiếc áo sơ mi làm từ vải polyester được rất nhiều chị em ưa chuộng.

Sample

Áo khoác

Các bộ trang phục cao cấp làm từ polyester như áo khoác chống thấm không chỉ mang tính tiện dụng và độ bền cao, phù hợp với mọi hoàn cảnh, mà còn giúp bạn tỏa sáng với vẻ trẻ trung, năng động, tự tin, mạnh mẽ và thể hiện được cá tính riêng.

Sample

Váy dài maxi

Váy dài maxi sử dụng chất liệu polyester giúp phái nữ tôn dáng, bạn sẽ trở nên thanh lịch và sang trọng hơn. Ngoài ra, với khả năng nhuộm màu tốt, váy dài maxi polyester có nhiều tùy chọn về màu sắc và thiết kế cho bạn thoải mái lựa chọn.

Sample

Một số điều cần biết về vải polyester

Quần áo được sản xuất từ sợi Polyester có bị nóng không?

Quần áo vải polyester có đặc tính không thấm hút và không thoáng khí, điều này làm cho việc mặc nó có thể khá nóng, đặc biệt là vào mùa hè. Tuy nhiên, để giảm tình trạng này, người ta thường kết hợp polyester với các loại sợi khác như cotton, đũi hoặc sử dụng nó trong việc may áo mùa đông để giữ ấm cơ thể.

Vải polyester có chống nước không?

Những sản phẩm làm từ loại vải polyester thường có khả năng chống thấm nước vượt trội. Đặc tính chống thấm nước ưu việt so với các loại vải khác đã khiến vải polyester trở thành lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm như áo khoác gió chống thấm, lều bạt và nhiều ứng dụng khác. Ngoài ra, sợi polyester được cho là có khả năng chống nắng và chống bụi bẩn, giúp bảo vệ cơ thể của bạn khỏi những tác động của môi trường bên ngoài.

Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết của chúng tôi về vải polyester là gì cũng như những ứng dụng nổi bật của loại vài này trong ngành thời trang. Những bộ quần áo được làm từ vải polyester luôn có những ưu điểm vượt trội, không chỉ có độ bền cao, chống nước tốt mà còn cực kỳ thời trang, hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

loading Loading...
close
Loading...
Loading...
fb messenger