Vải canvas là gì? Ưu nhược điểm, phân loại chất liệu canvas

0
GIỎ HÀNG
KIẾN THỨC THỜI TRANG

Vải canvas là gì? Ưu nhược điểm, phân loại chất liệu canvas

0 bình luận

Nếu bạn yêu thích những chiếc túi từ vải canvas hay còn gọi là túi tote- món phụ kiện thời trang được săn đón hiện nay. Ngoài ra chất liệu vải canvas đã được dùng làm rèm cửa, lều bạt, áo khoác, giày dép, phụ kiện,...và các vật dụng trang trí. Nhưng bạn có biết vải canvas là gì? Đặc điểm nổi bật của vải canvas ra sao? Hãy theo Maison Online qua bài viết dưới đây nhé!

I. Vải canvas là vải gì?

Chất liệu vải canvas được biết với tên gọi khác là vải bố, theo truyền thống được dệt từ những sợi gai dầu là chủ yếu. Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng đa dạng của con người, vải canvas ngày nay sẽ được kết hợp thêm với các nguyên liệu khác như linen, cotton, hemp hay sợi tổng hợp,… để đáp ứng được mong muốn của người dùng.

Vải canvas còn được gọi là vải bố

Với đặc điểm nổi bật của mình với vẻ ngoài khá thô nhưng có độ bền cao và khả năng chống thấm nước tốt nhờ sợi vải được dệt theo dạng lưới. Chính vì thế, chất liệu vải canvas được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thời trang như ba lô, túi xách, làm túi đựng, giày dép… Ngoài ra, nó còn còn được sử dụng để làm một số đồ trang trí nội thất hay những vật dụng đòi hỏi độ bền cao như rèm cửa, lều, bạt buồm,...Thậm chí là dùng làm giấy vẽ cho các họa sĩ.

II. Nguồn gốc và cách dệt vải canvas

Cái tên “canvas” bắt nguồn từ tiếng Ả Rập “Cannabis”, là tên của một loại gai dầu và đây cũng chính nguồn gốc của chất liệu vải Canvas. Từ những năm 3000 trước công nguyên, cây gai dầu đã được người Trung Quốc sử dụng để làm dây thừng và làm vải. Cho đến năm 1500 trước công nguyên, người Ấn đã pha thêm chất liệu bông để dệt cùng sợi gai dầu để nâng cấp chất liệu vải thêm mềm mịn hơn. 

Vải canvas bắt đầu được tiến xa là khi du nhập vào Châu  u nhờ những người Moors và Saracens đã mang từ lãnh thổ Châu Phi về từ những năm thế kỷ 18 với mục đích may buồm cho thuyền đánh cá. Từ đó, vải canvas càng được sử dụng phố biến hơn trên khắp thế giới và chính thức được sản xuất dây chuyền tại Mỹ những năm đầu thế kỷ 20. 

Cách dệt vải Canvas:

Phương pháp dệt vải canvas là cách dệt ngang hay còn gọi là dệt trơn. Ta có thể hình dung là các sợi dệt sẽ được xếp dọc và cố định trên khung dệt sau đó các sợi ngang sẽ được đan theo nguyên tắc xen kẽ dần theo. Nó cũng tương tự nguyên tắc dệt chiếu truyền thống của ông bà ta.

Cách dệt vải canvas theo phương pháp dệt trơn

Đặc biệt loại sợi dùng dệt vải canvas thường nặng và sợi to hơn các sợi vải thông thường, từ đó tạo nên điểm đặc trưng riêng cho dòng vải này.

III. Đặc tính của chất vải canvas

1. Ưu điểm

  • Độ bền vượt trội: vì được làm chủ yếu từ sợi gai dầu có độ chắc, bền rất cao nên vải canvas được đánh giá là một trong những chất liệu bền nhất. Một minh chứng thuyết phục là từ xa xưa vải canvas là lựa chọn đứng đầu để sản xuất cánh buồm cho thuyền.
  • Khả năng chống nước: vải canvas ngày nay dưới sự phát triển của công nghệ và quy trình sản xuất vải hiện đại thì khả năng chống nước đã được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại. Có thể thấy vải canvas được sử dụng sản xuất các vật dụng ngoài trời hay đồ dùng trang trí cần chống thấm nước tốt như lều, bạt, rèm cửa.
  • Khả năng giữ màu tốt: Một ưu điểm nổi trội khác của vải canvas chính là khả năng giữ màu nhuộm khá tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nếu bạn cần một chất liệu có đặc tính này, thì chất liệu vải canvas rất đáng để “highly recommend”.
  • Dễ dàng kết hợp với các chất liệu khác: Ngoài ra một ưu điểm lớn nhất của vải canvas được các nhà sản xuất yêu thích chính là có thể nâng cấp chất liệu này một cách dễ dàng vì nó có thể kết hợp thêm với các đặc tính hóa học hay chất liệu khác để tăng cường đặc tính cho mình. Như có thể tăng tính chống thấm nước đã nói ở trên, hay có thể dùng các phương pháp để tăng khả năng chống cháy và kháng các loại nấm mốc…
  • Dễ giặt sạch: Vải canvas cũng khá dễ dàng vệ sinh, nên bảo quản các sản phẩm từ chất liệu vải canvas cũng khá dễ dàng

2. Nhược điểm

  • Vải canvas khá thô và dày nên sẽ lâu khô hơn các loại vải khác 
  • Cũng thiếu tính mềm mịn, mượt mà như các loại vải khác
  • Không chịu được những vật nhọn sắc hay có trọng lượng lớn, cứng

IV. Phân loại vải canvas phổ biến hiện nay

Phân loại các loại vải canvas phổ biến nhất hiện nay

1. Phân loại theo tên gọi

Phân loại các loại vải canvas theo tên gọi là cách phổ biến và đơn giản nhất hiện nay:

  • Canvas Cotton: là sự kết hợp giữa sợi bông (cotton) và sợi gai dầu để tạo ra tính mềm mại và nhẹ, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các sơ mi, quần cao cấp hay túi thời trang. 
  • Canvas Hemp: là vải canvas nguyên thủy làm hoàn toàn tự sợi gai dầu với những đặc tính như độ bền cao, hạn chế nấm mốc và chịu được nhiệt tốt hơn canvas cotton, thường dùng để sản xuất vải bạt. 
  • Canvas lanh: là chất liệu kết hợp giữa canvas và lanh, đây là loại vải được đánh giá cao và có giá thành cao gấp 2,3 lần so với các loại vải canvas khác. 
  • Canvas tổng hợp: được dệt từ các sợi tổng hợp, thường sử dụng phổ biến nhất là vải polyester và nylon, độ bền cao và tính chống thấm nước cũng vượt trội.

2. Phân loại theo định lượng

Ngoài ra, vải canvas còn được phân loại theo số lượng của nguồn nguyên liệu chính của sợi cotton và polyester như:

  • Định lượng vải canvas 14oz (từ 100% polyester) 
  • Định lượng vải canvas 4oz, 6oz, 12oz (từ 100% cotton)
  • Định lượng vải canvas 12oz (gồm 65% cotton, 35% polyester)
  • Định lượng vải canvas 18oz (từ 100% cotton)

V. Ứng dụng của vải canvas

1. Thiết kế quần áo thời trang

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thời trang, vải canvas được cải tiến và tối ưu rất nhiều khi pha trộn với nhiều chất liệu khác nhau để hạn chế những khuyết điểm của chất liệu này và đem đến đa dạng các gam màu rực rỡ, họa tiết đẹp mắt…Nhờ đó rất nhiều bộ trang phục cao cấp với chất liệu vải canvas được ra đời, gây ấn tượng với người dùng.

Vải canvas trong thời trang

2. Sản xuất giày dép

Với những đặc tính nổi trội như độ bền cao, có khả năng chống nước, vải canvas là ứng viên sáng giá trong sản xuất giày dép thể thao, giày lười…đậm chất thời trang, chất lượng tốt.

Sản xuất giày dép

3. Chất liệu cho Balo, túi xách

Chắc chắn ai cũng biết một ứng dụng của vải canvas đã tạo ra một trào lưu thời trang trong thời gian gần đây của giới trẻ? Đó chính là những chiếc túi tote thời trang từ bình dân cho đến cao cấp với đa dạng mẫu mã, màu sắc hiện đại, trẻ trung…Ngoài ra những balo, túi xách bằng chất liệu vải canvas nhẹ, bền cũng rất được yêu thích.

Vải canvas trong túi tote của Dior đình đám

4. Đồ dùng nội thất

Không chỉ trong lĩnh vực thời trang, chất liệu vải canvas còn là chất liệu được ưu ái trong thiết kế đồ nội thất như rèm cửa, sofa, khăn trải bàn, chăn gối…

Canvas trong ứng dụng đồ trang trí nội thất

Ngoài ra, nó còn được làm chất liệu vẽ tranh sơn dầu trang trí nhà cửa bởi tính năng bền màu, màu sắc chân thực và ít bám bụi.

Tranh canvas

VI. Cách phân biệt nhận biết vải canvas chất lượng

Vải canvas có đặc điểm rất riêng biệt là bề mặt khá thô cứng, nên chúng ta có thể nhìn qua đã nhìn thấy sự khác biệt hay dùng tay sờ trực tiếp lên mặt vải sẽ cảm nhận được độ nhám, cứng chứ không mềm mại như những loại vải khác.

Ngoài ra với các loại vải canvas dệt từ sợi tổng hợp PE và Nylon thì có thể nhận biết bằng lửa vì khi đốt sẽ có mùi nhựa, không có tro và vón cục khi cháy hết.

VII. Cách bảo quản, giặt vải canvas

Bạn cần làm gì khi trang phục, đồ dùng làm bằng vải canvas bị dính bẩn? Mách bạn cách làm sạch vải canvas đơn giản, hiệu quả và bảo vệ vải như sau:

  • Dùng miếng bọt biển và nước sạch xoa nhẹ lên vị trí dính bẩn. 
  • Ngâm vải trong nước giặt pha nước lạnh trong 5 phút.
  • Tiếp tục giặt sạch với nước cho hết xà phòng. 
  • Không nên vắt khô mà phơi thẳng sau khi xa. Để khô tự nhiên không can thiệp bằng máy sấy hay bàn là
  • Bạn có thể sử dụng thuốc tẩy không chứa clo để xử lý những vết bẩn quá cứng đầu nhé!

VIII. Một số câu hỏi thường gặp về vải canvas

Vải canvas có co giãn không?
Chất liệu vải canvas ít co giãn hơn so với một số vải khác, cộng thêm khá dày nên việc may và có thể khó khăn hơn. 
Vải canvas có bị nhăn không?
Vải canvas cũng có xu hướng nhăn sau khi giặt. Để tránh vấn đề này, bạn có thể ngâm đồ bằng vải canvas với một ít giấm khoảng 20 đến 30 phút trước khi giặt. để làm vải mềm hơn và không bị nhăn.


Chắc hẳn với những chia sẻ bên trên, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về chất liệu vải canvas, các đặc tính nổi bật cũng như ứng dụng đa dạng của nó trong cuộc sống của chúng ta rồi đúng không nào? Mong ra với việc hiểu được loại chất liệu này, các bạn sẽ dễ dàng lựa chọn các món đồ bằng vải canvas khi mua sắm hơn nhé!

loading Loading...
close
Loading...
Loading...
fb messenger