Vải kaki là gì? Có mấy loại, ưu/nhược điểm và cách phân biệt vải kaki

0
GIỎ HÀNG
KIẾN THỨC THỜI TRANG

Vải kaki là gì? Có mấy loại, ưu/nhược điểm và cách phân biệt vải kaki

0 bình luận
Các nội dung chính[Hiện]

Vải kaki luôn “bất biến” đối với dòng chảy xu hướng với những món đồ cá tính, thời thượng và chiếm lấy trái tim của mọi tín đồ thời trang. Hãy cùng Maison tìm hiểu về chất liệu độc đáo này, có những loại kaki nào và cách phân biệt chúng nhé! Đừng bỏ qua bài viết này!

Xem ngay:

Vải kate là vải gì? Tổng hợp 6 loại vải kate phổ biến hiện nay

Vải cotton là gì? Ưu nhược điểm và các loại vải cotton phổ biến

Vải polyester là gì? Công dụng và đặc tính của vải polyester

1. Vải kaki là vải gì?

Vải kaki là loại vải được dệt từ sợi cotton hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp, polyester, len hoặc sợi khác. Do đó, vải kaki được đánh giá là một chất liệu bền mát, co giãn ở mức độ vừa phải, không nhăn và khá đứng form nhờ dày. 

“Khaki” trong tiếng anh cũng là tên của một màu được pha từ màu nâu nhạt với màu vàng nhạt. Đây cũng chính là màu nguyên bản và chủ đạo của loại vải này. Ngoài ra còn các màu phổ biến như kaki nâu, kaki đậm và kaki xanh (màu oliu).

Sample

Bạn đã biết vải kaki là vải như thế nào?

 

2. Nguồn gốc xuất xứ của vải kaki

Chất liệu kaki xuất hiện lần đầu từ thế kỉ 19 tại Ấn Độ, được Harry Bernett Lumsden tạo ra khi chuyên phụ trách may những bộ quân phục cho quân đội của Anh vào thời đó. 

Sample

Với thời tiết oi bức của đất nước này, nhận thấy chất liệu len - chất liệu chính của những bộ quân phục của quân đội Anh lúc bây giờ, thật sự không phù hợp vì quá nóng và đem đến cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý chiến đấu của quân sĩ. Ông đã sáng chế ra một chất vải mới có độ mỏng, nhẹ thoáng mát hơn và đặc biệt với tính chất chống bụi, chống rách độ bền cao - đó chính là vải kaki ngày nay.

Theo sự phát triển của thời trang, vải kaki càng được sử dụng nhiều hơn để tạo nên những trang phục thiết kế đầy phong cách, đẹp mắt và sang trọng từ bình dân cho đến cao cấp. Do đó, nó càng được ứng dụng rộng rãi và được yêu thích trên toàn thế giới. 

 

3. Đặc điểm chất vải kaki

Vải kaki ban đầu được dệt từ 100% sợi cotton nhưng ngày nay đã thêm polyester để tăng thêm độ bền, hay thành phần spandex để thêm độ co giãn cho vải để gia tăng tính ứng dụng cũng như mang lại sự thoải mái cho người mặc, với các đặc tính nổi bật:

  • Vải Kaki có độ dày, cứng vừa phải, tạo độ đứng form cũng như che chắn tốt

  • Độ bền: vải kaki có tính liên kết khá bền chặt không dễ rách hay xù lông

  • Độ thoáng khí, hút ẩm khá tốt, chống bụi khá tốt giúp bạn có thể thoải mái hoạt động ngoài trời

  • Bên cạnh đó, vải kaki cũng dễ nhuộm và giữ màu tốt, dễ dàng phục vụ cho các mục đích thiết kế…

 

4. Ưu/nhược điểm của vải kaki

Ưu điểm

Độ bền tương đối cao, ít nhăn và không bị xù lông

Vải kaki luôn được đánh giá là một trong những loại vải có độ bền cao nhất trên thị trường thời trang. Hơn nữa một ưu điểm mà chắc chắn ai cũng thích khi mặc loại vải này là rất ít nhăn và không bị xù lông gây mất thẩm mỹ đâu nhé! 

Thoáng mát và dễ chịu

Thường thì vải kaki co giãn không nhiều nhưng thoáng khí và có khả năng thấm hút cao nên vẫn tạo được sự thoải mái, dễ chịu khi mặc. Thậm chí vải kaki còn được sử dụng làm đồng phục cho công nhân hay trong quân đội là vì thế. 

Thân thiện với môi trường

Các nguyên liệu chính để tạo ra vải kaki phần lớn đều có nguồn gốc thiên nhiên và có khả năng tự phân hủy nên rất thân thiện với môi trường

Dễ nhuộm và lên màu đẹp

Chính vì thế, vải kaki đáp ứng được nhiều yêu cầu trong thiết kế và đa dạng lựa chọn cho người dùng.

Khả năng giữ form và hình dáng 

Vải kaki giữ form và hình dáng của quần áo rất tốt, không bị nhàu nhạt hoặc biến dạng sau nhiều lần giặt. 

Sample

Ưu và nhược điểm của vải Kaki

Nhược điểm

Không phù hợp với các thiết kế cầu kì

Vì đặc tính của vải kaki là chất vải cứng, co giãn thấp nên khó phù hợp với những thiết kế đòi hỏi sự cầu kỳ phức tạp trong chi tiết thiết kế. Ngược lại thì vải kaki lại khá hoàn hảo những thiết kế cơ bản như áo sơ mi, quần, áo khoác…

Giá thành cao

Vì được làm từ 100% sợi cotton nên vải kaki cao cấp có giá thành tương đối cao. Tuy nhiên đây cũng không phải là vấn đề lớn khi để đáp ứng nhu cầu và mở rộng tính ứng dụng, các nhà sản xuất đã kết hợp với các chất liệu vải khác để có giá thành tốt hơn cũng như phục vụ đa dạng hơn. 

Khả năng thoát nhiệt thấp 

Vải kaki thường có khả năng thoát nhiệt thấp, làm cho người mặc có thể cảm thấy nóng và không thoải mái trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao.

 

5. 6 Loại vải kaki phổ biến nhất hiện nay

Vải kaki có mấy loại? Hãy khám phá những loại phổ biến nhất gồm: 

Vải kaki cotton

Đây là loại vải kaki mang đến sự thoáng mát dễ chịu nhất cho người mắc trong các loại vải kaki hiện có trên thị trường bởi được dệt từ 100% sợi bông tự nhiên. Vì thế giá thành loại vải này cũng cao hơn so với các loại kaki khác. 

Sample

Vải kaki Cotton từ 100% sợi bông tự nhiên

Hơn nữa, kaki cotton cũng có một độ ôm nhất định nên các thiết kế đầm váy ôm, quần ôm cho phái nữa…sẽ rất phù hợp với loại vải này để tôn lên vóc dáng cho các nàng.

Vải kaki lụa

Để khắc phục tính cứng của vải kaki, những nhà sản xuất cho ra đời chất vải kaki lụa mềm mịn và mát hơn, tuy nhiên nó vẫn giữ được đặc tính nổi bật của kaki là bền và giữ màu tốt… Do đó những bộ vest hay quần áo nam… rất chuộng sử dụng loại vải này vì vừa mềm mịn vừa đứng form.

Sample

Vải kaki polyester

Cái tên kaki polyester cũng thể hiện được đây là loại vải kaki có thành phần sợi tổng hợp. Với đặc trưng chống thấm mạnh nên được sử dụng để để làm mũ, nón, balo, áo khoác, tạp dề…

Sample

Vải kaki thô (không thun)

Với tính chất vải cứng, không bị nhăn, không co giãn; vải kaki không thun rất thích hợp để may trang phục cho nam, đặc biệt là quần tây kaki vì sẽ giúp chúng đứng form đẹp mắt cũng như không bị nhăn khi hoạt động. 

Sample

Vải kaki thun (mềm co giãn)

Là loại vải kaki được pha thêm sợi spandex để tăng tính co giãn hơn cho vải. Vì thế dù vẫn khá dày nhưng vẫn bảo đảm được cảm giác thoải mái dễ chịu khi mặc. Chất liệu vải kaki co giãn này sẽ thường được dùng làm đồng phục công sở…

Sample

Kaki thun có pha thêm spandex để tăng tính co giãn

Vải kaki dù

Vải kaki dù là sự kết hợp từ sợi cotton, sợi tơ nhân tạo và sợi polyester. Đặc điểm chính của loại vải này là khả năng chống nước cao và khá thoáng khí. 

Sample

6. Cách phân biệt/nhận biết vải kaki

Vải kaki có co giãn không? Để phân biệt vải kaki thun và vải kaki thô ta có thể dùng tay sờ để nhận biết. Vải nào có độ co dãn tốt hơn, mềm hơn thì đó chính là vải kaki thun. Ngược lại kaki thô (không thun) sẽ dày cứng hơn và không co giãn.

Trong khi đó, nếu không phải dân trong nghề muốn nhận biết kaki polyester và Kaki Cotton có thể sử dụng cách đốt cháy vải. Vải nào bén lửa, tàn hóa thành tro chính là Kaki Cotton. Còn lại chất liệu nào không bén lửa, có mùi sẽ là loại kaki polyester.

Ngoài ra, kaki polyester vải có cảm giác mịn và nhẵn hơn.

 

7. Cách bảo quản quần áo vải kaki bền đẹp, giữ màu

Cách giặt quần áo vải kaki giữ màu

Để giữ được màu quần áo kaki bền đẹp và phom dáng cứng cáp được lâu, chúng ta nên giặt quần áo bằng vải kaki bằng nước lạnh, không nên dùng nhiều hóa chất tẩy rửa để tránh phai màu. Nếu có vết bẩn cứng đầu thì hãy dùng giấm hoặc muối ngâm từ 1-2h sau đó giặt lại là được.

Ngoài ra khi phơi cần phơi mặt trái, ở nơi thoáng mát hạn chế ánh mặt trời trực tiếp là ok bạn nhé!

Cách làm mềm vải kaki hiệu quả

Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể làm mềm vải kaki bằng nước xả vải ở mỗi lần giặt để vải luôn bền màu và mềm sau quá trình giặt.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các hỗn hợp:

  • 750ml giấm trắng và 500ml dầu dưỡng tóc

  • Hoặc 500g muối biển cùng 20 - 30 giọt tinh dầu yêu thích và 150g baking soda (muối nở).

Sau đó ngâm quần áo kaki với 100ml dung dịch hỗn hợp này trong 10-20p, bạn sẽ bất ngờ về đồ làm mềm vải của nó đấy!

Tạm kết

Hy vọng bài viết bên trên đã mang đến cho mọi người những thông tin bổ ích về chất liệu vải kaki - một trong những chất liệu được yêu thích trong tủ đồ của những tín đồ thời trang. Ngần ngại gì làm đẹp ngay cho mình những mẫu quần áo kaki cao cấp từ các thương hiệu nổi tiếng từ Maison ngày nào!

loading Loading...
close
Loading...
Loading...
fb messenger