Vải lụa là gì? Có mấy loại, ưu/nhược điểm và cách phân biệt vải lụa
Lụa là loại vải mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tôn lên dáng vẻ mềm mại, quyến rũ cho người mặc. Đặc biệt, sau thời gian dài phát triển, vải lụa không chỉ được yêu thích ở các nước Châu Á mà đã chinh phục cả các nước phương Tây, trở thành chất liệu không thể thiếu trong tủ đồ của những người yêu thời trang. Hiểu hơn về chất liệu “tinh hoa” này cùng Maison nhé!
Xem ngay:
Vải lanh là gì? Công dụng và đặc tính của vải lanh trong may mặc
Vải voan là gì? Ưu nhược điểm và những điều bạn cần biết về vải voan
Vải kaki là gì? Có mấy loại, ưu/nhược điểm và cách phân biệt vải kaki
1. Vải lụa là vải gì?
Vải lụa là loại vải mỏng, mịn, được dệt từ các sợi tơ tự nhiên. Loại lụa tốt nhất được dệt từ sợi tơ tằm. Quá trình tạo ra vải lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, bắt đầu từ việc nuôi tằm, thu hoạch kén, se tơ và dệt thành vải.
Vải lụa được xem là “tinh hoa” trong các dòng chất liệu
Cũng chính bởi sự kỳ công để tạo nên chất liệu này, nên đây luôn được xem là một thương phẩm có giá trị về giá cho đến tính thẩm mỹ. Ngay từ xa xưa, lụa đã được xem là “tinh hoa” làm cống phẩm cho triều đình, được dùng cho hoàng tộc.
Đến nay, lụa vẫn luôn chất liệu cao cấp mang đến những thiết kế thời trang đầy tinh tế.
2. Nguồn gốc xuất xứ của vải lụa
Vải lụa xuất phát từ Trung Quốc cách đây đã rất lâu khoảng 6000 năm trước công nguyên. Thời bấy giờ, lụa là một chất liệu quý tộc dùng làm vật phẩm cho vua, hoàng tộc và quan lớn.
Với sự phát triển của ngành dệt, lụa dần trở nên phổ biến hơn và lan tỏa sang nhiều các quốc gia khác. Vải lụa trở thành chất liệu cao cấp dành cho tất cả mọi người với vẻ đẹp quyến rũ và độc đáo.
Còn ở Việt Nam, theo lịch sử, vải lụa xuất hiện từ thời vua Hùng đời thứ 6 với nghề chăn tằm ươm tơ tại Ba Vì. Cho đến nay các làng nghề dệt lụa truyền thống này vẫn luôn được bảo tồn.
Nổi bật phải kể đến Lụa Hà Đông của làng nghề Vạn Phúc với những mẫu mã hoa văn tinh xảo nổi tiếng và gây ấn tượng mạnh mẽ. Ngoài ra ở phía Nam nước ta lại nổi tiếng với lụa Mỹ Á ở An Giang…
3. Đặc điểm của chất vải lụa
Tính chất vật lý
Là vải từ sợi tự nhiên có độ bền cao hơn những loại vải khác
Tuy nhiên độ co giãn thấp
Bề mặt mềm mượt, mát
Phản chiếu ánh sáng tự nhiên qua nhiều góc khác nhau tạo nên hiệu ứng óng ánh.
Tính chất hóa học
Khả năng giữ nước tương đối, có thể lên đến 11% trọng lượng
Vải lụa sẽ bị tan trong dung dịch sulphuric acid, nhưng không tan trong nước hay dung dịch mineral acid. Tuy nhiên nếu bị ướt, độ bền của vải có thể giảm 20%
Khi vải bị bụi bẩn sẽ dễ bị sâu bọ tấn công.
Phân hủy theo quá trình sinh học.
4. Ưu/nhược điểm của vải lụa
Ưu điểm
Vải lụa luôn nổi bật trong thị trường chất liệu bởi sự thấm hút tốt cùng sự mềm mại, nhẹ, bay. Ngoài ra, vẻ óng ánh và bồng bềnh của lụa tạo nên sự sang trọng, quyến rũ và quý phái.
Lụa còn được làm từ sợi tự nhiên nên thân thiện với môi trường và rất an toàn.
Nhược điểm
Tuy vậy, vải lụa vẫn có những nhược điểm nhất định như sau:
Vải lụa vì đặc tính mềm mại, mỏng nhẹ nên dễ bị nếp nhăn, và dễ bị mất form nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Dễ bị ố vàng do mồ hôi
Với gốc tự nhiên, lụa không dễ nhuộm màu và độ đàn hồi kém
Vải lụa thường có giá thành cao cao hơn các loại vải khác
5. 9 Loại vải lụa phổ biến nhất hiện nay
Vải lụa cotton
Vải lụa cotton sự sự kết hợp các tính nổi trội của hai chất liệu là cotton và lụa mang đến vẻ đẹp sáng bóng, sang trọng, thoải mái đỉnh cao. Ngoài ra, lụa cotton còn có khả năng chống tĩnh điện không gây bám dính vào cơ thể trong các ngày lạnh và khô.
Vải lụa cotton là một chất liệu cao cấp
Bên cạnh đó nhờ chất cotton giúp tăng độ bền cũng như giảm độ nhăn cho vải lụa.
Vải lụa tơ tằm
Đây là loại vải lụa cao cấp, có giá trị và được đánh giá cao hiện nay vì được hầu hết được sản xuất thủ công một cách tỉ mỉ. Do đó vải lụa tơ tằm có sợi mảnh tinh tế, độ sáng bóng đẹp mắt và tính đàn hồi tốt. Chất liệu này rất thích hợp cho những thiết kế sang trọng, lễ phục…
Vải lụa gấm
Vải lụa gấm là sự kết hợp độc đáo giữa 2 loại chất liệu tinh hoa lụa và gấm, tạo ra loại vải dày dặn, mềm mịn và đa dạng màu sắc và họa tiết sang trọng một cách tinh tế và đầy công phu. Với chất liệu cao cấp và sang trọng này, bạn có thể dùng cho những trang phục lễ hội dạ tiệc cần sự quý phái, sang trọng…
Sự kết hợp giữa hai chất liệu tinh hoa “lụa” và “gấm”
Vải lụa satin
Lụa satin được dệt bằng kỹ thuật dệt vân đoạn từ các các sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose. Kỹ thuật này sẽ mang đến một sản phẩm vải mà các sợi tơ được kết hợp xen kẽ dọc và ngang một cách tinh tế và nghệ thuật, mang đến độ mềm mại, bóng mịn xuất sắc và độ rũ cao. Do đó không ngạc nhiên khi giá thành của loại vải này khá cao khi có thể giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
Vải lụa mango
Thành phần vải lụa mango gồm 90% sợi tổng hợp Polyester và 10% sợi nhân tạo Spandex mang đến bề mặt vải gợn sóng độc đáo, sang trọng. Vải lụa mango cũng vẫn giữ được các đặc tính của lụa vẫn rất mềm mại và thoáng mát, thậm chí chất liệu này còn ít nhăn và không xù lông hơn các loại lụa tự nhiên khác.
Lụa mango đầy độc đáo
Vải lụa cát
Vải lụa cát rất phổ biến và ưa chuộng để làm nên những bộ áo dài thanh lịch bởi độ mềm rủ rất nữ tính, đặc biệt là bề mặt nhám như những hạt cát khi sờ vào rất độc đáo.
Vải lụa twill
Chất liệu tơ tằm pha với chút len theo cấu trúc dệt chéo sợi ấn tượng tạo nên chất liệu vải lụa Twill khá dày dặn nhưng vẫn đảm bảo sự bóng mượt, mềm mại của lụa.
Vải lụa đũi
Lụa đũi là thành phẩm khi dệt từ những sợi tơ thô tạo nên sự độc đáo cho chất liệu này nhờ bề mặt hơi thô nhưng bóng nhẹ, rất hoàn hảo cho các thiết kế áo sơ mi nam, quần tây, khăn quàng cổ…cao cấp.
Vải lụa đũi từ những sợi tơ thô
Vải lụa chiffon
Với cái tên Lụa Chiffon, bạn đã có thể thấy đặc điểm của nó chính là mỏng, hơi bóng và xuyên thấu, hoàn toàn từ sợi tự nhiên nên mang đến một chất liệu vô cùng sang trọng và nhã nhặn. Loại vải này rất được yêu thích trong các thiết kế váy cưới hay đầm dạ hội cao cấp, sang chảnh đấy!
6. Cách phân biệt/nhận biết vải lụa
Với công nghệ tiên tiến như hiện này thì để phân biệt lụa tơ tằm hoàn toàn tự nhiên không phải dễ dàng. Một số mẹo dưới đây bạn có thể vận dụng để phân biệt khi cần nhé:
1. Dựa vào giá cả
Yếu tố đầu tiên giúp bạn có thể phân biệt lụa tự nhiên đến từ giá cả. Lụa tự nhiên được làm hoàn toàn bằng thủ công nên những quảng cáo vải lụa giá rẻ…chắc chắn bạn sẽ phải cân nhắc nhé!
Giá lụa tự nhiên dao động từ 130.000đ – 160.000đ/m, với lụa cao cấp có thể lên đến khoảng 400.000đ/m.
2. Dựa vào giác quan
Đặc điểm thứ hai bạn có thể dựa vào độ bóng để nhận biết lụa tự nhiên. Độ bóng của lụa tự nhiên rất đặc trưng nhờ các sợi tơ tằm có cấu trúc hình lăng kính tam giác khiến thớ lụa bắt sắc rất tốt và còn có thể thay đổi màu sắc theo mức độ ánh sáng khác nhau.
Ngược lại lụa nhân tạo thì độ bóng rất thiếu tự nhiên và không có sự thay đổi màu sắc khi gặp ánh sáng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng ngón tay xoa lớp vải lụa. Lụa thật sẽ ấm dần lên khi tiếp xúc với da. Còn lụa giả thì không thay đổi.
3. Dựa vào nhiệt độ
Ngoài ra chúng ta có thể kiểm nghiệm bằng cách đốt sợi vải. Vì lụa tự nhiên từ hữu cơ sẽ có mùi khét, đốt xong có bột tro. Trong khi đó nếu là sợi tổng hợp khi cháy sẽ có mùi nhựa và tro cứng, càng cứng thì tỷ lệ sợi tổng hợp trong đó càng cao.
7. Cách bảo quản quần áo vải lụa bền đẹp, giữ màu
Cách bảo quản quần áo lụa bền đẹp, giữ màu
Cách giặt quần áo vải lụa
Khi giặt vải lụa để được bền đẹp, bạn nên giặt bằng tay với xà phòng dịu nhẹ như dầu gội đầu hay sữa tắm. Giặt nhẹ nhàng và không ngâm lâu nhé, bạn có thể phơi ngay mà không cần vắt với chất liệu này.
Cách bảo quản quần áo vải lụa
Để bảo quản các sản phẩm từ vải lụa, bạn cần tránh ánh nắng trực tiếp cũng như ủi ở nhiệt độ cao. Chỉ nên ủi mặt trái và ủi khi đồ còn ẩm hoặc dùng bàn ủi hơi nước. Có thể dùng vài giọt dấm ở nước xả cuối nếu bạn cần giữ màu quần áo lụa được bền hơn.
Tạm kết
Với những chia sẻ bên trên, hy vọng đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ hơn về vải lụa- một trong những chất liệu khá đắt đỏ và được ưa chuộng trong thời trang hiện nay, mang đến những thiết kế say đắm lòng người. Hãy sở hữu những trang phục từ lụa để cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp tinh tế của nó các bạn nhé!